Những Định kiến về giới đã cản trở phụ nữ phát triển như thế nào

Tôi nghĩ Việt Nam đã có những thành tựu và nhìn trên bình diện chung của thế giới thì Việt Nam đã có những bước tiến bộ rất dáng khích lệ. Chúng ta đã có những cam kết rất mạnh về 3 văn bản được xem là nòng cốt nhất của vấn đề bình đẳng giới. Một là công ước Cedaw – Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Thứ 2 là Tuyên bố hành động Bắc Kinh năm 1995 và thứ 3 là Mục tiêu thiên niên kỷ.

Bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: Xuân Hải)
“Quyền phụ nữ và bình đẳng giới” là nội dung quan trọng được đưa ra Đại hội đồng IPU 132 thảo luận và ra lời kêu gọi. Trao đổi với báo chí về vấn đề này, bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội – Chủ tịch nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam dự IPU 132 cho rằng, nếu thế giới không quan tâm tới phụ nữ thì không thể có sự phát triển bền vững được.

Với tư cách là Nữ nghị sỹ của Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IUP 132), bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam?

-Tôi nghĩ Việt Nam đã có những thành tựu và nhìn trên bình diện chung của thế giới thì Việt Nam đã có những bước tiến bộ rất dáng khích lệ. Chúng ta đã có những cam kết rất mạnh về 3 văn bản được xem là nòng cốt nhất của vấn đề bình đẳng giới. Một là công ước Cedaw – Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Thứ 2 là Tuyên bố hành động Bắc Kinh năm 1995 và thứ 3 là Mục tiêu thiên niên kỷ.
ts205468-1
Cả 3 văn bản này Việt Nam đã tiếp cận và đã có những cam kết rất mạnh mẽ. Từ cấp cao nhất của Đảng cho tới Chính phủ, Quốc hội và các địa phương. Vì vậy, chúng ta đã đạt được những thành quả như: Dần thay đổi được định kiến giới, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, vay vốn tín dụng, có việc làm, xóa bỏ nghèo đói và tiếp cận với giáo dục, y tế và xóa bỏ bạo lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang gặp những thách thức, đó là còn tồn tại, vì vậy vẫn cản trở phụ nữ trong quá trình tiếp cận những vấn đề.

Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Quốc hội Việt Nam đặt mục tiêu 20 đến 35% nữ đại biểu hay hội đồng nhân dân, nhưng đến nay chúng ta mới đạt được 25% và Hội đồng nhân dân đạt được hơn mức 25%. Phụ nữ tham gia trong lĩnh vực hành pháp cũng đang ở mức độ thấp.

Ngoài ra, phụ nữ tham gia trong cấp ủy Đảng cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đây là vấn đề mà Việt Nam phải phấn đấu. Và IPU đã khuyến nghị phải đạt được tỷ lệ nữ đại biểu 35% trong các cơ quan dân cử thì phụ nữ mới có vai trò trong hoạch định và quyết định các chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Với tư cách là Chủ tịch nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Hội nghị nữ nghị sỹ lần thứ 21, bà đã lĩnh hội những sáng kiến gì từ hội nghị để chuyển tải tới Quốc hội Việt Nam?

– Tôi quan tâm đến vấn đề ưu tiên đầu tiên là làm sao có chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam có được sự bình đẳng thực chất. Ví dụ như có cơ hội học hành cao hơn, được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và có cơ hội để có thể giải quyết hài hòa công việc gia đình và công việc của người phụ nữ.

Vấn đề quan tâm trước mắt từ hội nghị nữ nghị sĩ là dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chuẩn bị trình QH xem xét thông qua trong tháng 5 này cần có biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, đó là quy định tỷ lệ phụ nữ tham gia trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tỉ lệ đang thảo luận hiện nay là 30-35% hoặc có thể đưa ra tỉ lệ trung tính là mỗi giới không quá 60-65%.

Tôi thấy rằng Quốc hội cũng rất quyết tâm trong nỗ lực đạt được tỉ lệ 30-35% phụ nữ trong quốc hội. Tôi hy vọng rằng với quyết tâm chính trị cao chúng ta sẽ có được hiệu quả và có thể nói đó là thành tựu chung cho mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam.

IPU 132 sẽ tạo cơ hội gì cho Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển bền vững?

– Tôi nghĩ rằng thế giới không quan tâm tới phụ nữ thì không thể có cái gọi là phát triển bền vững được. Vì vậy phải có sự tham gia của phụ nữ, nam giới vào các mục tiêu của thế giới này để có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững sau 2015.

Việc Việt Nam đăng cai IPU 132 với chủ đề “Mục tiêu phát triển bền vững-biến lời nói thành hành động” giúp chúng ta có cơ hội mạnh mẽ hơn để thay đổi và thu hút sự quan tâm của cả bộ máy nhà nước và xã hội vào các mục tiêu phát triển bền vững để chúng ta có cơ hội thực hiện tốt hơn Mục tiêu Thiên niên kỷ

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *