Những Định kiến về người già trong xã hội hiện đại

Phần lớn người già ( hơn 85% số người trên 65 tuổi ) đủ khỏe mạnh để thực hiện những hoạt động cơ bản của cuộc sống hằng ngày, ví dụ như ăn uống, tắm, thay quần áo ( Weiner, 1990) . Mặc dù rất nhiều người già trên 65 tuổi gặp vấn đề về bệnh tật kinh niên làm hạn chế hoạt động của họ ( 38%) so với người trẻ (15%) , nhưng người già có ít bệnh cấp tính hơn người trẻ ( theo số liệu của trung tâm sức khỏe quốc gia Mỹ, 1995) . Hơn nữa, người già gặp ít tai nạn trong nhà hơn so với người trẻ.

Có ít nhất 9 khuôn mẫu chính phản ánh sự định kiến tiêu cực đối với người già : bệnh tật, sự bất lực, sự xấu xí, suy giảm chức năng tâm lý, vô dụng, cô đơn, nghèo khổ và trầm cảm.
1. Bệnh tật.
Có lẽ định kiến phổ biến nhất đối với người già là vấn đề bệnh tật. Khoảng một nửa số người Mỹ nghĩ rằng tình trạng sức khỏe kém là 1 vấn đề rất nghiêm trọng đối với những người trên 65 tuổi ( Harris,1981). Những cuộc khảo sát phát hiện thấy khoảng 1/15 đến 2/3 những nhóm người khác nhau đồng ý với những câu sau : người già “ dành phần lớn thời gian nằm trên giường vì ốm đau”; “ họ gặp nhiều tai nạn trong nhà”,” cảm thấy mệt mỏi phần lớn thời gian”, “ dễ dàng bị nhiễm trùng “ ( Tuckman và Lorge, 1958).
ngam-ve-nguoi-gia-voi-nhung-bo-phim-cam-dong-02
Sự thật là :
Phần lớn người già ( hơn 85% số người trên 65 tuổi ) đủ khỏe mạnh để thực hiện những hoạt động cơ bản của cuộc sống hằng ngày, ví dụ như ăn uống, tắm, thay quần áo ( Weiner, 1990) . Mặc dù rất nhiều người già trên 65 tuổi gặp vấn đề về bệnh tật kinh niên làm hạn chế hoạt động của họ ( 38%) so với người trẻ (15%) , nhưng người già có ít bệnh cấp tính hơn người trẻ ( theo số liệu của trung tâm sức khỏe quốc gia Mỹ, 1995) . Hơn nữa, người già gặp ít tai nạn trong nhà hơn so với người trẻ.
người già thường chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn : họ tránh bị lây nhiễm những căn bệnh truyền nhiễm thường có ở trường học, chỗ làm việc ; họ tránh được những tình huống nguy hiểm có thể gây ra tai nạn và chấn thương.

2. Sự bất lực.
Niềm tin cho rằng phần lớn người già không còn những hoạt động tình dục hoặc thậm chí là những khao khát tình dục , và chỉ có một số ít người già là “ hư hỏng “ hoặc “ không bình thường” ( Hammond , 1987; Starr, 1995). Ngay cả bác sỹ cũng thường giả định rằng tình dục không quan trọng trong cuộc sống người già ( Butler,1975). Rất nhiều trò đùa và những tấm thiệp chúc mừng sinh nhật dựa vào niềm tin kiểu này. Sự thật là nhiều người già tin vào định kiến này khiến họ cảm thấy xấu hổ về những thôi thúc tình dục và ngăn cản họ tận hưởng hoạt động tình dục bình thường. Nõ cũng có thể ngăn cản họ tái hôn khi về già.

Sự thật là :
Phần lớn người già trên 65 tuổi tiếp tục có sở thích và khả năng quan hệ tình dục. Masters và Johnson (1966) phát hiện thấy khả năng thỏa mãn với những mối quan hệ tình dục thường tiếp tục đến những năm 70 và 80 tuổi ở những cặp đôi khỏe mạnh. Theo khảo sát của Starr và Weiner,1981: phần lớn người già nói rằng tình dục sau 60 tuổi mang lại nhiều thỏa mãn hơn so với thời trẻ. Những lý do cho điều này đó là : không còn sợ mang thai, ít căng thẳng trong công việc và trách nhiệm với con cái, nhiều thời gian rảnh hơn và nhiều mối quan hệ trưởng thành hơn.
Con người thường khước từ suy nghĩ về người già có hoạt động tình dục. Có lẽ bởi vì người già gợi cho con người nhớ về bản chất động vật, nên ý nghĩ về việc người già có quan hệ tình dục, 1 hoạt động có thể gợi nhớ về bản chất động vật, mang lại sự đe dọa cho người trẻ.
Theo Goldenberg và cộng sự (1999) : ý nghĩ tình dục khi con người được nhắc nhở về bản chất động vật đặc biệt gây đe dọa. 1 cách để giảm thiểu mối đe dọa đó là phản ứng lại với nó bằng sự ghê tởm và khinh thường. Và những người già ham muốn tình dục bị gán nhãn là “hư hỏng” ( Palmore, 1999). Nếu người già bộc lộ khao khát tình dục như người trẻ thì cả thế giới sẽ nhìn họ với sự ghê tởm. Người già được yêu cầu trở thành những tấm gương về đức hạnh.

3. Sự xấu xí.
Định kiến khác về người già đó là sự xấu xí. Nghiên cứu của Wernick và Manaster,1984 : có 1 sự gắn kết chặt chẽ giữa nhận thức về tuổi già và sự không lôi cuốn. Sắc đẹp thường được gắn liền với tuổi trẻ, và nhiều người, đặc biệt phụ nữ sợ hãi rằng sẽ mất đi nhan sắc khi họ già. Sau đây là những từ phản ánh định kiến về sự xấu xí ở người già: bà già yếu, khô héo, nhăn nheo, bèo nhèo.

Sự thật là :
Mặc dù nền văn hóa của chúng ta có xu hướng gắn liền tuổi già với sự xấu xí, một số nền văn hóa khác lại có xu hướng khâm phục những tính cách của người già. Ví dụ, ở Nhật Bản, mái tóc bạc và sự nhăn nheo thường được khâm phục vì đó là dấu hiệu của sự thông thái và nhiều năm cống hiến ( Palmore,1985).

4. Suy giảm chức năng tâm lý.
Những khả năng tâm lý bắt đầu suy giảm từ tuổi trung niên ( hoặc sớm hơn ), đặc biệt là những khả năng học tập và ghi nhớ. Nhiều người tin rằng “ người già gần như không thể học hỏi điều gì mới mẻ “ và “ mất trí nhớ, lú lẫn, mất phương hướng” là 1 phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa ( Palmore,1998).
Nhiều người tin rằng người già quá già để học cách sử dụng máy vi tính ( Ryan,1992).

Sự thật là :
Phần lớn người già vẫn giữ được những khả năng tâm lý bình thường, bao gồm khả năng học và ghi nhớ. Đúng là người già phản ứng chậm . Tuy nhiên, phần nhiều những khác biệt giữa người già và người trẻ có thể được giải thích bởi những yếu tố khác hơn là tuổi tác ( bệnh tật, động cơ, kiểu học tập, thiếu thực hành và trình độ giáo dục ). Khi những yếu tố đó được xem xét thì vấn đề tuổi tác không mang lại 1 ảnh hưởng quan trọng đến khả năng học tập ( Poon,1995).
Phần lớn những nghiên cứu về trí nhớ ngắn hạn đồng ý rằng có rất ít hoặc không có sự giảm sút trí nhớ ngắn hạn hằng ngày giữa những người già bình thường ( kausler,1995). Còn đối với trí nhớ dài hạn, những khảo sát cộng đồng khác nhau phát hiện thấy ít hơn 20% số người già không thể nhớ được chính xác tuổi của họ, ngày sinh, số điện thoại, hoặc ý nghĩa của những từ ngữ thông thường ( Pfeiffer,1975).Như vậy, có thể người già gặp một số vấn đề về trí nhớ dài hạn, nhưng phần lớn người già không có những khiếm khuyết trầm trọng về trí nhớ. Và tất nhiên, hàng triệu người già đã học được cách sử dụng máy vi tính và gửi mail, lướt net.

5. Bệnh tâm lý. ( Mental illness)
Định kiến về người già cho rằng bệnh tâm lý là phổ biến, không thể tránh khỏi, không chữa được ở phần lớn người già. 2/3 số người tham gia khảo sát nghĩ rằng người già có sự suy giảm về trí óc nhiều hơn người trẻ, và một số khác tin rằng phần lớn người già trên 65 tuổi có những bệnh tâm lý nghiêm trọng đủ để làm suy giảm năng lực của họ ( Palmore,1998).

Sự thật là :
Phần lớn người già không già yếu và những bệnh về tâm lý, trí não thường không phổ biến, không tránh khỏi hoặc không thể không chữa được. Chỉ có khoảng 3% số người già trên 65 tuổi nhập viện với các bệnh về tâm thần ( Kahana,1995). Tất cả những nghiên cứu coojgn đồng về bệnh tâm thần của người già đồng ý rằng có ít hơn 10% số người già gặp những vấn đề tâm thần nghiêm trọng , và có khoảng 10-32% số người già có sự suy giảm tâm thần từ nhẹ đến vừa phải ( Gurland,1995).
Theo những cuộc khảo sát cộng đồng toàn diện và kỹ lưỡng nhất, có rất ít số người già gặp vấn đề suy giảm trí tuệ, tâm thần so với người trẻ 9 Myers, Weissman, Tischler, Hozer và Leaf,1984).

6. Sự vô dụng.
Bởi niềm tin cho rằng phần lớn người già có bệnh về thể chất hoặc tâm thần, nhiều người kết luận rằng người già không thể tiếp tục làm việc và những người già tiếp tục làm việc thì bị xem là không có hiệu quả. Hơn 1/3 sinh viên nghĩ rằng “ Những công nhân già thường không thể làm việc hiệu quả như những công nhân trẻ ( Palmore,1998). Đây là niềm tin cơ bản cho việc phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng, đào tạo lại và thăng tiến trong công việc.

Sự thật là :
Phần lớn công nhân già có thể làm việc hiệu quả như những công nhân trẻ. Những nghiên cứu về những công nhân già làm việc dưới những điều kiện lao động thực sự nhìn chung cho thấy họ thực hiện công việc tốt bằng, nếu không nói là tốt hơn những công nhân trẻ trong phần lớn những thang đo ( Rix,1995). Khi tốc độ và sự chính xác của động tác là quan trọng trong công việc thì một số nghiên cứu cho thấy sự suy giảm theo tuổi tác ( Rhodes,1983). Tuy nhiên, năng lực trí tuệ mà phần nhiều công việc yêu cầu, không suy giảm cho đến những độ tuổi 70 ở phần lớn cá nhân( labouvie-Vief,1985).

7. Sự cô lập.
Khoảng 1/3 đến ½ số người tham gia trả lời về “facts on aging” nghĩ rằng, “ phần lớn người già bị cô lập về mặt xã hội và cô đơn” và “ phần lớn người già sống trong cô đơn “ ( Palmore,1998). 2/3 số người trẻ nghĩ rằng sự cô đơn là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với phần lớn người già trên 65 tuổi ( Harris,1981).
Sự thật là :
Phần lớn người già không bị cô lập với xã hội. Khoảng 2/3 sống cùng với bạn đời hoặc gia đình ( Coward và Netzer,1995). Chỉ có khoảng 4% số người già cực kỳ cô đơn và phần lớn trong số họ có lịch sử các nhân là người sống thu mình (B.Kahana,1995). Phần lớn các nghiên cứu đều đồng ý rằng xu hướng tham gia hoạt động xã hội có thể giảm theo tuổi tác, nhưng số người bạn trong mạng lưới xã hội vẫn có xu hướng duy trì ổn định ( Palmore,1981).

8. Trầm cảm.
Bởi vì niềm tin cho rằng người già là đau ốm, bất lực, vô dụng, cô đơn và sống trong nghèo khổ, con người kết luận rằng người già nhất định phải sống trong bất hạnh.1/3 số người tham gia “facts on aging” tin rằng “ sự trầm cảm là phổ biến đối với người già hơn là người trẻ” và khoảng 1/10 số người tin rằng “ số đông người già cảm thấy đau khổ phần lớn thời gian trong cuộc sống của họ”( Palmore,1998).
1 nghiên cứu gần đây về phản ứng đối với những khuôn mặt người già và người trẻ , phát hiện thấy rằng : so với những khuôn mặt người trẻ, những khuôn mặt già được diễn giải là buồn và chán nản, thất vọng( Fredrickson, Collins và Carstensen,1989). Bởi vì con người kỳ vọng rằng người già là đau buồn nên họ diễn giải sai lệch những khuôn mặt thể hiện sự trung lập thành những khuôn mặt buồn.

Sự thật là :
Sự buồn chán, thất vọng thường kém phổ biến hơn ở người già so với người trẻ. Phần lớn người già cảm thấy hạnh phúc phần lớn thời gian của họ. Nghiên cứu về hạnh phúc, tinh thần và sự thỏa mãn trong cuộc sống : không tim thấy khác biệt quan trọng theo nhóm tuổi tác hoặc phát hiện thấy khoảng 1/15 đến 1/3 số người già có mức điểm “thấp” trong thang đo về hạnh phúc hoặc tinh thần ( larson,1978; Palmore,1981). Theo khảo sát quốc gia phát hiện thấy chỉ có khoảng 1/14 số người già nói “ đây là khoảng thời gian ảm đạm nhất trong cuộc đời tôi”, trong khi đó khoảng ½ nói rằng “ Tôi cảm thấy hạnh phúc như khi tôi còn trẻ” và 1/3 nói rằng “ đây là những năm tuyệt nhất trong cuộc đời của tôi”( Harris, 1981).

Tuổi tác vs. Cái chết

Sự nhầm lẫn giữa tuổi tác và cái chết : Như Melvin Konner (1988) quan sát thấy ở Mỹ, “ nỗi sợ cái chết và nỗi sợ tuổi già là một. Chỉ có người già mới chết; do đó, nếu ai đó tránh được sự lão hóa, họ chắc chắn sẽ tránh được cái chết.”
Nếu con người có thể phân biệt giữa tuổi già và cái chết; nếu họ có thể nhận ra rằng cái chết có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, họ sẽ ít có thái độ tiêu cực đối với tuổi già.

Nguồn gốc cá nhân của định kiến tuổi già.

1 nghiên cứu phát hiện thấy định kiến đối với người già có mối tương quan quan trọng với nỗi sợ hãi cái chết : bạn càng sợ hãi cái chết thì bạn càng định kiến ( palmore,1998).

Lý thuyết thất vọng- xung hấn :

Có nhiều chứng cứ chỉ ra rằng những sự kiện gây thất vọng thường gây nên hành vi thù địch ở các cá nhân ( Simpson và Yinger,1985). Trong nhiều trường hợp, hành vi thù địch này không thể hướng trực tiếp đến nguồn gốc thực sự gây nên thất vọng ; hoặc sự thất vọng có thể nảy sinh từ những xung đột nội tâm.
Trong những trường hợp như vậy, hành vi thù địch có thể chuyển sang thiểu số vô tội – những người dễ bị tổn thương khi bị tấn công. Những người đó trở thành người chịu tội cho hành vi thù địch nảy sinh từ sự thất vọng.
Chúng ta từng thầy trở nên mạnh mẽ ở những người có vị trí kinh tế-xã hội thấp ( Palmore,1998), những người có dễ trở nên thất vọng bởi sự nghèo khổ và địa vị thấp. Những của họ có thể nảy sinh do sự thất vọng lớn của họ.
Binstock (1983) mô tả ví dụ về việc sử dụng “ người già như người chịu tội”. Trong những năm đầu 1980, người già bị đổ lỗi cho những thất vọng về kinh tế và chính trị , như tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao, thiếu hụt ngân sách.

Tri giác có chọn lọc
Điều này giải thích cho việc duy trì những định kiến mặc cho những chứng cứ đối lập. Nói đơn giản là, chúng ta có xu hướng nhìn thấy những gì mà chúng ta kỳ vọng muốn nhìn thấy. Tri giác của chúng ta có khuynh hướng xác nhận những định kiến của chúng ta bởi vì chúng ta chỉ nhận dạng những người già phù hợp với định kiến về người già của chúng ta.

Hợp lý hóa

Buộcngười già nghỉ hưu có thể là sự hợp lý hóa khi cho rằng công nhân già là không còn năng lực hoặc chậm chạp hoặc lạc hậu hoặc không quyến rũ; trong khi lý do chính là vì muốn thay thế 1 người công nhân già ( được trả lương cao ) bằng 1 công nhân trẻ ( được trả lương thấp hơn ).

Muốnngười già ở trong nhà dưỡng lão có thể là sự hợp lý hóa , bạn cho rằng “ điều đó tốt cho họ “, trong khi lý do chính là để tránh gánh nặng chăm sóc họ tại nhà.

Bác sỹ có thể hợp lý hóa cho việc phớt lờ bệnh nhân già khi cho rằng bệnh tật của họ là “ do tuổi cao”; trong khi lý do chính là họ không nhận được phí điều trị cao khi chữa bệnh chongười già so với với người trẻ.

Việclảng tránh tiếp xúc với người già có thể là sự hợp lý hóa khi bạn cho rằng “ người già thích làm bạn với người già”, trong khi lý do chính là người trẻ trong vô thức gắn liền tuổi già với cái chết và họ muốn né tránh suy nghĩ về cái chết.

Đùa giỡn vềngười già có thể bạn cho rằng “ bởi vì người già thật buồn cười” trong khi lý do chính là bạn muốn thỏa mãn cảm giác ưu việt hơn những người già – có địa vị thấp, năng lực kém hơn bạn.

Sự ngu dốt
Nhiều nghiên cứu phát hiện thấy những người ngu dốt về những sự thực về tuổi tác thường có nhiều thái độ tiêu cực về tuổi già ( Palmore,1988). Định kiến người già có thể giảm xuống khi có thêm thông tin và sự giáo dục.

Nỗi sợ cái chết
Nỗi sợ hãi và căm ghét vô lý với người già ( Gerontophobia ) trở nên mạnh mẽ hơn trong xã hội hiện đại hơn là những xã hội trước đây, bởi vì trong xã hội hiện đại, tỷ lệ người chết tăng cao ở tuổi già, trong khi đó ở những xã hội trước đây, tỷ lệ chết tương đương giữa người già và người trẻ.
Bạn sợ tuổi già vì bạn giả định rằng mỗi năm trôi qua sẽ mang bạn đến gần với cái chết hơn. Điều này là đúng, nhưng nó nên được cân bằng bởi sự thật nữa là bạn tồn tại qua được 1 năm sẽ mở rộng kỳ vọng sống của bạn thêm nhiều tháng nữa. Ví dụ, sau tuổi 65, mỗi năm bạn còn sống sẽ làm tăng khả năng sống thêm được 5 tháng nữa của bạn ( theo số liệu của trung tâm sức khỏe quốc gia Mỹ,1986).
Những người già khỏe mạnh mang lại cho người trẻ hy vọng rằng, thông qua luyện tập và ăn uống, khả năng sống của con người có thể kéo dài. Những người già khỏe mạnh có khả năng đương đầu ( về mặt tâm lý ) trước cái chết có thể mang lại hy vọng cho người trẻ rằng họ cũng có thể làm được như vậy.
Những người già cảm thấy ổn về cuộc sống của họ giúp cho con, cháu họ không sợ hãi trước cái chết. Ngược lại, những người già thiếu sức khỏe hoặc không có cuộc sống ý nghĩa có thể gây đe dọa đối với người trẻ.

Giá trị xã hội ảnh hưởng đến định kiến người già.
Robin Williams chỉ ra 5 giá trị ở Mỹ ủng hộ định kiến người già :
1. Năng động , làm chủ hơn là thụ động, chấp nhận. Người già được nhìn nhận là thụ động và chấp nhận ( cuộc sống ) hơn, họ đi chệch hướng với giá trị năng động, làm chủ của xã hội.
2. Quan tâm đến thế giới bên ngoài hơn là những trải nghiệm bên trong. Bởi vì người già thường được xem là quan tâm đến những kinh nghiệm nội tâm về ý nghĩa, cảm xúc và hay suy tưởng về bản thân và lịch sử cá nhân .
3. Chủ nghĩa duy lý hơn là truyền thống. Vì người già thường có khuynh hướng hoài cổ, truyền thống và thận trọng hơn là duy lý, hướng đến tương lai, thịc sự thay đổi.
4. Concern with horizontal rather than vertical relationship.
5. Universalism rather than particularism

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *