Ngay lúc này hãy thay đổi thái độ đối với người cao tuổi

Ông Max Frankel tuyên bố trong báo The New York Times Magazine rằng: “Người Mỹ say mê tuổi trẻ và đã bóp méo cái nhìn của giới truyền thông đại chúng về người già. Ông than: “Những người già hầu như bị loại hẳn khỏi nghề thông tin”. Điều này có thể giúp giải thích một sự mâu thuẫn hiện có được báo The UNESCO Courier quan sát: “Chưa bao giờ… xã hội đã làm nhiều như vậy cho những người già. Họ được bảo vệ về mặt kinh tế và xã hội, nhưng xã hội có khái niệm rất tiêu cực về họ”.

MỘT người bao nhiêu tuổi mới gọi là già? Câu trả lời hình như tùy nơi người bạn hỏi. Giới trẻ sẽ sẵn sàng xếp tất cả ai trên 25 vào lớp người này.

Ngược lại, các ca sĩ nhạc kịch (ô-pê-ra) phải đợi nhiều năm mới nổi tiếng. Và một bài tường trình trong báo The Sun-Herald ở Úc nói về những ai muốn leo lên nấc thang danh vọng như sau: “Sự thật ngày nay là nếu bạn không lên được đến nấc cao vào tuổi 40, bạn sẽ không bao giờ leo được”.

Những giả định thông thường

Nhiều người cho rằng người lớn tuổi dễ bị tai nạn, học chậm và thân thể suy yếu mau chóng. Giả định như thế có hợp lý không? Theo các thống kê của Hội Y Tế Thế Giới, trong khắp Âu Châu thì “một trong ba tai nạn lưu thông gây tử vong là những người ở vào khoảng dưới 25 tuổi”. Ngoài ra, đà suy yếu nhanh nhất của cơ thể xảy ra trong khoảng 30 đến 40 tuổi, và không có bằng chứng nào cho thấy là khả năng trí tuệ của một người khỏe mạnh suy giảm theo tuổi.

Thế còn giả định cho rằng người già là phải bệnh thì sao? Báo The Medical Journal of Australia (Tạp chí y khoa ở Úc) nói: “Điều người ta thường tin là tuổi già đi đôi với bệnh tật”. Thực tế là nhiều người lớn tuổi có được sức khỏe trung bình và không nghĩ rằng họ già. Một số người đồng ý với ông Bernard Baruch, chính khách Hoa Kỳ, khi ông nói: “Theo tôi thì 15 tuổi hơn tôi mới gọi là già”.

Vậy thì tại sao người già thường hay bị kỳ thị và đôi khi còn bị thành kiến trắng trợn? Câu trả lời phần lớn xoay quanh thái độ đối với tuổi già.

Thái độ đối với tuổi già

Ông Max Frankel tuyên bố trong báo The New York Times Magazine rằng: “Người Mỹ say mê tuổi trẻ và đã bóp méo cái nhìn của giới truyền thông đại chúng về người già. Ông than: “Những người già hầu như bị loại hẳn khỏi nghề thông tin”. Điều này có thể giúp giải thích một sự mâu thuẫn hiện có được báo The UNESCO Courier quan sát: “Chưa bao giờ… xã hội đã làm nhiều như vậy cho những người già. Họ được bảo vệ về mặt kinh tế và xã hội, nhưng xã hội có khái niệm rất tiêu cực về họ”.

Ngay cả giới y khoa cũng không tránh khỏi thành kiến này. Theo tạp chí y khoa của Úc ở trên: “Nhiều bác sĩ, cũng như cộng đồng nói chung, nghĩ rằng sự ngừa bệnh là quá trễ đối với những người trên 65 tuổi… Kết quả của thái độ tiêu cực này là nhiều người lớn tuổi không được bao gồm trong nhiều nghiên cứu quan trọng”.

Tờ báo này xác nhận: “Một thái độ tiêu cực đối với người lớn tuổi, gọi họ là ‘bô lão’, có thể được dùng làm cớ để cung cấp sự chữa trị kém. Nhiều khó khăn chức năng thông thường, nhưng nhỏ nhoi, như mắt và tai yếu thường bị bỏ qua hoặc coi như chuyện bình thường của tuổi già… Một thay đổi thái độ đối với người lớn tuổi là cần yếu để có được một chương trình ngừa bệnh hữu hiệu”.

Tạp chí y khoa Anh The Lancet đề nghị: “Có lẽ đã đến lúc chúng ta duyệt kỹ lại định nghĩa cổ truyền tuổi già là như thế nào, ít nhất là trong các nước tân tiến”. Tại sao điều này quan trọng? Tạp chí này giải thích: “Một định nghĩa được sửa lại có thể làm mất đi cảm giác bi quan, khái niệm về hậu quả kinh khiếp, và các dự đoán ảm đạm thường được dùng để bênh vực các thành kiến về ‘làn sóng’ người già làm hao tốn ‘quá nhiều’ ngân khoản y tế khan hiếm”.

Làn sóng bạc

Thực tế là làn sóng bạc đó đang hiện hữu—không phải chỉ là làn sóng mà là thủy triều đang dâng. Báo The UNESCO Courier đăng: “Trên thế giới, từ năm 1955 tới 2025, số người tuổi 65 và cao hơn sẽ tăng gấp bốn lần, và tỉ lệ của họ so với tổng số dân sẽ tăng gấp đôi”.

Số người già tại Ấn Độ đã cao hơn tổng số dân của Pháp. Và tại Hoa Kỳ, 76 triệu người sinh trong vòng 18 năm sau Thế Chiến II sẽ về hưu trong vòng nửa thế kỷ tới. Trong khi đà gia tăng dân số người già trên thế giới gây lo âu cho nhiều nhà kinh tế học và các nhân viên y tế, nó cũng khiến chúng ta xét lại một số định kiến về tuổi già.

Viết lại kịch bản

Một số người có thể so sánh đời sống với một vở kịch ba hồi. Hồi thứ nhất bao gồm thời kỳ hăng say của tuổi trẻ và học hành. Hồi thứ nhì bao gồm giai đoạn có trách nhiệm nuôi dạy con cái và áp lực không ngớt trong việc làm. Hồi thứ ba, các diễn viên được khuyến khích ngồi xuống cái ghế xa ánh đèn sân khấu và chán chường chờ đợi cho tới khi bức màn cuối cùng buông xuống.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, kể cả những tiến bộ đáng chú ý về y tế và vệ sinh trong thế kỷ 20, thời gian “các diễn viên” chờ ở hậu trường trong “hồi thứ ba” đã tăng thêm 25 năm. Nhiều người không còn bằng lòng khi phải về hưu ăn không ngồi rồi. Ngày càng nhiều người lớn tuổi năng động này bắt đầu đòi hỏi kịch bản phải được viết lại.

Một đóng góp to tát

Nhiều người cho rằng hầu hết người già lệ thuộc vào những người khác, khái niệm này hoàn toàn không đúng. Báo The New York Times Magazine tường trình là tại Hoa Kỳ, “đa số người già thuộc giới tiêu thụ trung lưu, tự túc, có nhiều của hơn các cặp vợ chồng trẻ… và các nhà xã hội học nhận thức sự xuất hiện của một đám đông… người già khá giả”. Ông Phillip Kotler, giáo sư khoa tiếp thị tại đại học Northwestern University, Hoa Kỳ, bình luận về sự kiện này như sau: “Những nhà buôn sẽ sớm nhắm vào giới tiêu thụ đem lại lợi tức to lớn cho họ, đó là những người khá giả từ 55 tuổi trở lên”.

Ngoài ảnh hưởng về mặt tiền bạc, những người lớn tuổi năng động còn đóng góp nhiều hơn nữa. Báo The Sunday Telegraph ở Sydney ghi nhận là tại Úc “phân nửa việc làm có liên hệ đến việc chăm sóc trẻ em hiện nay do các bà nội và ngoại đảm nhận, với hơn một phần ba phụ nữ đi làm nhờ bà trông cháu giùm khi họ ở sở”.

Tại nhiều nơi như thành phố Troyes ở Pháp, sự khôn ngoan mà người già thu thập được xem như một nguồn lợi giá trị. Sự khôn ngoan này được sử dụng khi người già được nhờ dạy trẻ em ngoài giờ học về những kinh nghiệm như nghề mộc, làm kính, cắt đá, xây cất, và sửa ống nước. Ngoài việc dạy học, phần lớn người già còn đi học để thu thập thêm những kỹ năng khác.

Theo báo The UNESCO Courier, số ra tháng 1 năm 1999, “Hội Đại Học Cao Niên Quốc Tế ở Paris” nói rằng “có trên 1.700 trường đại học cho người già trên thế giới”. Về các trường này, tờ báo viết: “Dù cách kết cấu và quản lý khác nhau nhiều từ nước này qua nước khác, các đại học này thường có cùng nguyện vọng là giúp cho người già góp phần đầy đủ vào đời sống văn hóa và xã hội”. Một trong các trường này ở Nhật báo cáo là có đến 2.500 sinh viên!

Ông Alexandre Kalache, người điều khiển Chương Trình Người Già và Sức Khỏe của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nói: “Sự đóng góp nói chung của người già cho gia đình họ và cộng đồng rất là rộng lớn dù khó biết rõ là bao nhiêu vì phần nhiều các việc đó không được trả công”. Ông tuyên bố: “Các quốc gia… không nên xem thành phần dân già của họ là một vấn đề mà là một giải pháp khả dĩ cho những vấn đề…, đầu tiên và chủ yếu là một nguồn lợi để sử dụng”.

Không thể chối cãi là khả năng vui hưởng tuổi già của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi khái niệm và thành kiến của kẻ khác, nhưng phần lớn là do chính thái độ của chúng ta đối với đời sống. Cá nhân bạn có thể làm gì đễ giữ cho tinh thần và thể chất tích cực hoạt động, dù cho thân thể bạn già đi? Xin đọc khung nơi trang 12 và 13, và để ý đến bí quyết mà một số người lớn tuổi dùng để tiếp tục năng động và yêu đời.

Cố gắng duy trì một đời sống năng động

Bạn sẽ thấy một đặc điểm chung của những người già năng động này là họ duy trì một thời biểu làm việc có ý nghĩa—dù có lương hay làm việc tình nguyện. Họ cũng tập thể dục đều đặn, tích cực chú ý đến người thuộc mọi lứa tuổi, và thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng cơ bản của họ. Như bạn có thể thấy, các bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, năng động sẽ đem lợi ích cho cả già lẫn trẻ.

Hiện tại, sự thật phũ phàng là ngay cả khi đọc bài này, bạn cũng đang già đi. (Truyền-đạo 12:1) Dù vậy, điều khôn ngoan là bạn lưu ý đến lời kết luận của báo Bulletin of the World Health Organization: “Có sức khỏe thì mới hoạt động được, vậy thì một đời sống tích cực hoạt động có nhiều khả năng trở thành một đời sống khỏe mạnh.”

Họ vẫn năng động và yêu đời

▪ NAM PHI: Piet Wentzel, 77, là một người làm việc tình nguyện trọn thời gian.

“Tôi nhận thấy để tiếp tục khỏe mạnh, điều quan trọng là tập thể dục đều đặn. Trong những năm vừa qua, tôi tự chăm sóc một mảnh vườn nhỏ. Tôi cảm thấy mình khỏe hẳn sau khi làm vườn. Để làm được nhiều việc, tôi đã cố gắng làm theo nguyên tắc: ‘Sự do dự là kẻ trộm thời gian; sự chần chừ là đồng lõa chính của nó’”.

“Tôi hiểu tầm quan trọng của việc thể dục đều đặn”.—Piet

▪ NHẬT: Yoshiharu Shiozaki, 73, làm cố vấn địa ốc.

“Tôi bị đau lưng, áp huyết cao và bệnh Meniere (ù tai). Tôi đi xe đạp từ nhà đến sở làm bốn ngày một tuần; đi về tổng cộng 12 cây số. Đi vậy là tốt cho tôi, vì không làm lưng khó chịu lại còn làm mạnh bắp thịt dưới chân. Tôi cố gắng hòa thuận với người khác, kể cả hàng xóm. Tôi cố không tìm những lỗi lầm và sai trái của người khác. Tôi đã nhận ra là người ta sẽ đáp ứng mau chóng hơn khi được khuyến khích thay vì bị chỉ trích”.

“Tôi cố không tìm những lỗi lầm của người khác”.—Yoshiharu

▪ PHÁP: Léone Chalony, 84, là người rao giảng trọn thời gian.

Tôi rất thích nghề uốn tóc của tôi, nên cảm thấy khó khăn khi phải về hưu vào năm 1982. Vì không vướng bận việc gì, nên tôi đã trở thành một người tiên phong, tên gọi người rao giảng trọn thời gian của Nhân Chứng Giê-hô-va. Có nhiều học hỏi Kinh Thánh với người chú ý đã giúp tôi giữ tinh thần linh hoạt. Tôi không có xe hơi nên đi bộ rất nhiều. Bởi vậy mà tôi còn khỏe”.

1443692137678_h3
“Có nhiều học hỏi Kinh Thánh giúp tôi giữ tinh thần linh hoạt”.—Léone

▪ BRAZIL: Francisco Lapastina, 78, là một người làm việc tình nguyện trọn thời gian.

“Tôi không hay giận khi ai đó xúc phạm hoặc bỏ lơ tôi. Tôi cho là có thể người đó đang gặp nhiều áp lực và khó khăn. Tất cả chúng ta đều có những ngày mà mình không muốn tiếp xúc với ai cả. Tôi cố gắng không hờn giận và luôn nhớ rằng người khác cũng phải chịu đựng tôi luôn. Thái độ này giúp tôi kết thân với nhiều người”.

“Tôi cố gắng không hờn giận”.—Francisco

▪ ÚC: Don MacLean, 77, vẫn còn làm 40 giờ một tuần.

“Bốn năm sau cuộc giải phẫu tạo đường dẫn máu phụ trong tim, tôi vẫn tiếp tục khỏe mạnh. Tôi không coi cuộc giải phẫu này làm tôi bất lực vĩnh viễn. Tôi tiếp tục đi bộ mỗi ngày, như tôi từng làm nhiều năm. Lúc tôi còn trẻ và đã quan sát nhiều người già trước tuổi, tôi luôn luôn nguyện với lòng là không để mình có thái độ đó. Tôi thật sự thích thú khi tìm hiểu người khác và bắt chuyện với họ. Nếu đời sống chúng ta có khía cạnh thiêng liêng, chúng ta sẽ hưởng được điều được mô tả ở sách Thi-thiên 103:5: ‘[Đức Giê-hô-va] cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon, tuổi đang-thì của ngươi trở lại như của chim phụng-hoàng’”.

“Đừng già trước tuổi”.—Don

▪ NHẬT: Chiyoko Chonan, 68, là người rao giảng trọn thời gian.

“Chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt là tránh để căng thẳng chồng chất và bị kiệt sức. Tôi cố gắng không quá lo âu và thấy rằng thỉnh thoảng thay đổi nếp sinh hoạt sẽ giúp mình. Gần đây tôi bắt đầu học bàn tính Trung Hoa để tập mấy ngón tay và trí tôi. Tôi nghĩ bắt đầu những điều mới là tốt”.

“Tôi nghĩ bắt đầu những điều mới là tốt”.—Chiyoko

▪ PHÁP: Joseph Kerdudo, 73, làm việc tình nguyện trọn thời gian.

“Một cách để chậm già là phải năng động càng nhiều năm càng tốt. Làm việc cho chúng ta sự thỏa lòng, và bạn cần để ý đến cách ăn uống của mình và có những sửa đổi cần thiết. Tôi nghĩ là khi đời sống có mục đích, nó sẽ thay đổi con người mình. Tôi nghĩ rằng thiêng liêng tính rất quan trọng để giúp chúng ta giữ được sức khỏe. Trước khi tôi trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va, tôi rất lưỡng lự và bi quan. Biết lẽ thật của Kinh Thánh là một năng lực phi thường giúp cho một người có sức mạnh tinh thần để đương đầu với những hoàn cảnh khác nhau”

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *