Làm thế nào để thoát khỏi định kiến về đồng tính

Khi một người có xuất thân từ nông thôn, một cái nhãn “nhà quê” ngay lập tức được sử dụng để phân biệt với người “thành phố.” “Nhà quê” đi liền với những thuộc tính như “ngố”, “lạc hậu” hay “nghèo” đối lập với thành phố “văn minh,” “sành điệu” hoặc “giàu có.” Tương tự như vậy, một người có HIV chỉ khác một điều duy nhất là họ có virut HIV trong người, nhưng cái nhãn người có HIV được gắn với “tệ nạn xã hội” hoặc “không mại dâm thì cũng ma túy”. Những cái nhãn tiêu cực nhằm hạ thấp giá trị của những nhóm thiểu số hoặc yếu thế và trở thành cơ sở để tạo ra sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.

Chúng ta là mỗi cá thể khác biệt nhưng chúng ta đều là con người. Chúng ta sống trong một thế giới bị chia cắt bởi niềm tin tôn giáo, sắc tộc, hệ thống chính trị, giới tính, xu hướng tính dục hay địa vị xã hội. Sự khác biệt này là khách quan nhưng thái độ đối xử với sự khác biệt này thì lại rất chủ quan.

Trong cuộc sống chúng ta luôn có những so sánh để nhận ra sự giống nhau hay khác nhau. Tôi là người miền Nam anh là người miền Bắc, tôi quê xứ Thanh chị gốc Hà Nội, tôi người nhà nước chị làm tự do, tôi theo đạo thiên chúa anh theo đạo phật. Những so sánh này là tự nhiên vì để nhận thức thế giới con người cần những khuôn mẫu. Tuy nhiên, những khuôn mẫu này thường dẫn đến định kiến về những khác biệt của cuộc sống. Và sự định kiến thường bắt đầu bằng những cái “nhãn.”
ban-ky-thi-dong-tinh-o-muc-nao
Khi một người có xuất thân từ nông thôn, một cái nhãn “nhà quê” ngay lập tức được sử dụng để phân biệt với người “thành phố.” “Nhà quê” đi liền với những thuộc tính như “ngố”, “lạc hậu” hay “nghèo” đối lập với thành phố “văn minh,” “sành điệu” hoặc “giàu có.” Tương tự như vậy, một người có HIV chỉ khác một điều duy nhất là họ có virut HIV trong người, nhưng cái nhãn người có HIV được gắn với “tệ nạn xã hội” hoặc “không mại dâm thì cũng ma túy”. Những cái nhãn tiêu cực nhằm hạ thấp giá trị của những nhóm thiểu số hoặc yếu thế và trở thành cơ sở để tạo ra sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.

Như vậy, kỳ thị là hiện tượng mà một cá nhân (hoặc một nhóm người) có những thuộc tính khác biệt và không được chấp nhận bởi các nhóm xã hội thường là đa số và thống trị. Theo Parker và Aggleton kỳ thị đã được sử dụng để chuyển sự khác biệt thành sự bất công – bao gồm sự bất công dựa trên các khía cạnh như giới, độ tuổi, xu hướng tính dục, giai cấp, chủng tộc hoặc niềm tin tôn giáo – và như vậy cho phép một vài nhóm hạ thấp giá trị của các nhóm khác dựa trên cơ sở của những khác biệt đó.

Ở Việt Nam, một trong những đối tượng đang bị kỳ thị là người đồng tính vì khác biệt trong xu hướng tính dục của mình. Người đồng tính bị gắn cho những cái nhãn như “bất thường”, “bệnh”, “ẻo lả”, “đua đòi”, “chỉ quan tâm đến tình dục”, “không có khả năng nuôi con.” Tùy vào mỗi hoàn cảnh, người đồng tính có thể phải đối mặt với những cấp độ kỳ thị khác nhau, từ chế nhạo (95% người đồng tính đã từng nghe nói đồng tính là bất bình thường và bị dè bỉu), xa lánh (20% người đồng tính đã bị mất bạn khi bị phát hiện là người đồng tính), phân biệt đối xử (hơn 6% người đồng tính bị đuổi việc hoặc 4% bị mất chỗ ở vì là đồng tính), tấn công/đánh đập (15% người đồng tính bị chửu mắng, đánh đập bởi gia đình) [theo nghiên cứu của Viện iSEE]

Có nhiều nguyên nhân kỳ thị khác nhau, nhưng chủ yếu do hiểu sai về đồng tính, trải nghiệm về sự đa dạng cuộc sống chưa cao, và do văn hóa nho giáo lấy độc tôn dị tính làm chuẩn. Để giảm thiểu kỳ thị, người dân cần phải nhận thức được định kiến mình đang có, từ đó quản lý nó và dần dần xóa bỏ nó. Trong tâm lý học, kỳ thị đồng tính được phân ra nhiều nấc bậc khác nhau, tùy thuộc vào mức độ ghê sợ đồng tính.

Mức thứ nhất là kinh sợ, cho rằng đồng tính là tội lỗi trái với tự nhiên. Người đồng tính là bệnh hoạn, điên khùng, không có đạo đức. Thay đổi đồng tính là cần thiết, và cần sử dụng nhà tù, bệnh viện, liệu pháp tâm lý. Đây thường là những suy nghĩ cực đoan, tồn tại nhiều trong xã hội khắt khe về tôn giáo hoặc không coi trọng quyền con người.

Mức thứ hai là thương hại, vì coi dị tính ưu việt, chín chắn và tốt hơn đồng tính. Những người này tỏ ra thương cảm cho sự không may mắn của người đồng tính nên bất cứ có cơ hội để biến người đồng tính thành dị tính đều nên làm.

Mức thứ ba là chịu đựng, cho đồng tính chỉ là một giai đoạn phát triển và mọi người sẽ vượt qua. Vì thế người đồng tính nên được đối xử như người chưa chín chắn và không nên giao quyền hạn cho họ. Giải pháp là phải giáo dục và uốn nắn để họ trở lại bình thường, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì ban đầu.

Thứ tư là chấp nhận và hỗ trợ, coi đó là việc của người đồng tính không liên quan đến mình. Những người này có thể không thoải mái với đồng tính nhưng họ nhận thức được sự bất bình đẳng và tôn trọng quyền của mọi người, trong đó có quyền của người đồng tính.

Thứ năm là thừa nhận, cho rằng người đồng tính đóng góp cho sự lớn mạnh của xã hội. Những người này thực sự kiểm soát thái độ kỳ thị đồng tính của họ và đánh giá cao sự đa dạng của con người và xem đồng tính như một phần của sự đa dạng đó. Những người này sẵn sàng chống lại thái độ ghê sợ đồng tính trong họ và trong người khác, trân trọng và mến phục người đồng tính và sẵn sàng là đồng minh và ủng hộ quyền bình đẳng cho người đồng tính.

Như vậy, để tăng cường số người thừa nhận, cần phải gỡ những cái nhãn sai và tiêu cực đang gắn cho đồng tính. Phải hiểu người đồng tính cũng giống người dị tính, chỉ khác duy nhất là thay vì yêu người khác giới họ yêu người cùng giới. Khác biệt này không ảnh hưởng đến đạo đức, trí tuệ cũng như tính cách của người đồng tính. Có như vậy chúng ta mới tránh khỏi những định kiến và kỳ thị. Và điều này cũng đúng cho các nhóm xã hội khác, như người khuyết tật chỉ khác về điều kiện thân thể, hay người di cư chỉ khác ở nơi sinh ra. Khi nào coi sự khác biệt là một phần của cuộc sống, khi đó cuộc sống của mỗi người sẽ đẹp và có ý nghĩa hơn rất nhiều

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *