Nghệ thuật giao tiếp để thành công nếu xóa bỏ những định kiến này

Sự định kiến cũng có thể là sự phân biệt và kỳ thị. Nó bắt nguồn từ đâu? Từ việc không hiểu rõ đối tượng. Và sự không hiểu rõ bắt nguồn từ đâu? Vì trước khi hiểu, ta đã bắt đầu có những định kiến sẵn cho nó. Như câu “We hate some people because we do not know them, and we will not know them because we hate them.” của Charles Caleb Colton. Khởi đầu, với nhiều người, có thể là những điều người khác đã nói,

Định kiến (Joyce Anne Nguyen)
Sự định kiến đầu tiên bắt nguồn từ sự chênh lệch tuổi tác. Trong tiếng Anh, ngôi thứ nhất chỉ có 1 từ “I” và ngôi thứ 2 chỉ có 1 từ “you”. Trong tiếng Na Uy, ngôi thứ nhất chỉ có 1 từ “jeg”, ngôi thứ 2 chỉ chia ra “du” cho số ít và “dere” cho số nhiều. Các ngôn ngữ nói chung thường chỉ có cùng lắm là 2, 3 từ khác nhau cho 1 ngôi nhân xưng và hiếm, hoặc không có ngôn ngữ nào, có đại từ xưng hô phong phú, phức tạp và lằng nhằng như tiếng Việt. Nói 1 cách chính xác, hỏi 1 người Việt bất kỳ, bạn cũng không thể kể tên tất cả các đại từ nhân xưng được dùng, vì nó phụ thuộc vào tuổi tác, ngôi vị, nghề nghiệp, mức độ thân thiết… 1 mặt người Việt tự hào vì sự độc đáo đó, cá nhân tôi cũng vậy, nhưng quan trọng hơn, bản thân sự phân chia trong xưng hô là 1 sự phân biệt, và sự phân biệt bắc cầu cho định kiến. Dẫn đến hệ quả, nhiều người hình thành suy nghĩ, ý kiến của những người nhỏ tuổi hơn không thực sự đáng bận tâm, cụ thể có thể thấy qua câu “trứng đòi khôn hơn vịt”. Rất nhiều người mang suy nghĩ, 1 người trẻ hơn đương nhiên sẽ không đủ già dặn, khôn ngoan và kinh nghiệm, nên ý kiến của họ không được xem trọng. Bản thân cách xưng hô, theo nguyên tắc trong tranh luận để tạo sự bình đẳng, mỗi cá nhân xưng tôi để khẳng định cái tôi và quan điểm của cá nhân, tuy nhiên, nhiều người, hoặc không biết, hoặc không quen do thông thường không được phép, hoặc cố tình không quan tâm, vẫn xem việc người trẻ xưng tôi với người lớn hơn là hỗn láo, và từ đó dùng từ “em”, “con”, “cháu” để gọi người cùng tranh luận, và đó, trên căn bản, chính là 1 sự định kiến. 1 sự bất bình đẳng ngay từ đầu. Và có lẽ nhiều người cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi, thông qua lối xưng hô, có thể đứng ở vị trí cao hơn người đối thoại.
Sự định kiến còn thể hiện qua những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, hoàn cảnh gia đình, bằng cấp, học vị… Chẳng hạn, trong suy nghĩ nhiều người, 1 ông tiến sỹ tất phải phát biểu khôn ngoan chính xác hơn 1 ông bồi bàn. Nhiều người thích để lòng thòng nhiều học vị và bằng cấp bên cạnh tên tuổi như 1 kiểu ăn gian, theo 1 bài viết của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, như thể những bằng cấp đó, hoặc chức vị đó, hiển nhiên cộng thêm cho họ vài điểm trong cuộc tranh luận.

d2-092cf
Sự định kiến cũng có thể là sự phân biệt và kỳ thị. Nó bắt nguồn từ đâu? Từ việc không hiểu rõ đối tượng. Và sự không hiểu rõ bắt nguồn từ đâu? Vì trước khi hiểu, ta đã bắt đầu có những định kiến sẵn cho nó. Như câu “We hate some people because we do not know them, and we will not know them because we hate them.” của Charles Caleb Colton. Khởi đầu, với nhiều người, có thể là những điều người khác đã nói, hoặc chính những suy nghĩ chủ quan của chính họ, thế là họ bắt đầu tin tuyệt đối và cột chặt mình với những suy nghĩ đó. Chẳng hạn, 1 khi họ đã ghét 1 người nào đó, họ có thể kiếm hàng trăm hàng ngàn lý do để ghét, bất kỳ hành động, phát biểu, thái độ nào.. cũng thành đáng tởm, hay lố lăng. “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Hay “Yêu nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Sự định kiến như 1 bức tường ngăn lại, chặn đứng lại, và họ, những người mang định kiến, từ chối tiếp nhận mọi suy nghĩ mới, như thể họ nghĩ nếu họ thử tìm hiểu sâu xa hơn họ sẽ phát hiện ra họ sai, nên lựa chọn tốt nhất là khư khư giữ lấy những định kiến và từ chối tiếp nhận hay đưa ra bất kỳ cơ hội nào để tìm hiểu kỹ hơn về những cá nhân, sự vật, sự việc họ đã có ấn tượng xấu. Khi có ấn tượng tốt, họ trở nên dễ dãi, phóng khoáng, xem những khuyết điểm thành vụn vặt, dễ chấp nhận và dễ bỏ qua. Khi có ấn tượng xấu, họ đăm đăm lại khó chịu, xét nét từng tủn mủn, chấp nhất từng chi tiết li ti nhất.
Nói 1 cách thành thực, và thẳng thắn, tôi đã từng mang định kiến. Nói 1 cách khác, vài năm trước tôi đã từng cực đoan. Ví dụ, tôi từng rất yêu người Do Thái, và do hứng thú với sự thông minh của người Do Thái cũng như sức sống của cộng đồng Do Thái lưu vong, và thích tìm hiểu về thế chiến thứ 2, đặc biệt là cuộc tàn sát Do Thái, và tôi bắt đầu ghét Đức. Đúng, không chỉ Hitler, tôi ghét cả phát xít Đức, và ghét cả dân tộc Đức. Và tôi từ chối tìm hiểu về nước Đức và nền văn hóa Đức. Qua thời gian tôi nhận thấy sự ngớ ngẩn của chính mình. Nhờ Haruki Murakami, tôi học cách đào sâu tìm hiểu 1 vấn đề từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau để có cách đánh giá khách quan hơn. Có 1 câu trích dẫn tôi đặc biệt thích “For me, I’m the self and you’re the object. For you, of course, it’s the exact opposite, you’re the self to you and I’m the object. And by exchanging self and object, we can project ourselves onto the other and gain self-consciousness. Volitionally.” Những cuốn sách của Dale Carnegie, như “Đắc nhân tâm” hoặc “Quẳng gánh lo đi và vui sống” cũng nhắc đến ý dẹp bỏ định kiến, nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, và đánh giá 1 người khách quan nghĩa là nhìn thấy mặt xấu của những người ta yêu quý, và mặt tốt của những người ta không thích. Hiển nhiên mỗi con người không thể thích tất cả mọi người khác, nhưng ít nhất, khi có khả năng nhìn thấy đầy đủ các khía cạnh tốt xấu trong con người mỗi cá nhân, chúng ta có thể có cách nhìn nhận khách quan với những phát biểu của cá nhân đó trong tranh luận, có cái nhìn tôn trọng và sự bình đẳng cần có trong tranh luận.
Sau này, sau khi xóa bỏ những điều ấy, tìm hiểu thêm, và trực tiếp đến Berlin, và Hannover, tôi bắt đầu thích Đức, ít nhất tôi công nhận 1 số ưu điểm lớn của dân tộc Đức. 1, tinh thần đấu tranh vì tự do của họ. 2, sự nhân bản của họ sau khi thống nhất Đông Tây. 3, việc họ thẳng thừng đối mặt với sự thật, không ngần ngại mở bảo tàng Do Thái và trưng ra những tội ác của phát xít Đức, dù người Đức cũng biết có nhiều người ghét lây từ phát xít Đức sang cả dân tộc Đức.
Trong 1 cuộc thảo luận, điều quan trọng nhất là khả năng lắng nghe. Sự lắng nghe bị cản trở khi có định kiến. Mình không thèm nghe con này, nó mới tí tuổi đầu đã bô lô ba la như thể hơn thiên hạ. 1 người không bao giờ để bị thuyết phục và thay đổi quan điểm không luôn luôn là người có lập trường, trong nhiều tình huống, đó chỉ là 1 người mù quáng.
Tóm lại, hiện nay, điều tôi đang làm không phải là tiếp tục than phiền lẩn thẩn và kêu ca. Tôi chỉ đưa ra 1 lời đề nghị, chúng ta khác nhau, chúng ta có hệ tư tưởng và quan điểm khác nhau, chúng ta (có thể) không hiểu nhau, nếu vậy, điều duy nhất chúng ta nên làm lúc này là tạo lập sự bình đẳng, xóa bỏ những định kiến, cùng lắng nghe lý luận của nhau để thuyết phục nhau hoặc suy nghĩ kỹ thêm về chính mình và tự điều chỉnh, cùng quan sát, so sánh đối chiếu và nhìn vào thực tế để có thể hiểu hơn chính mình, hiểu nhau và hiểu thực tế.
Không phải sao?

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *