Nhìn cách đi uốn éo là biết liền đó là nhận xét và định kiến về giới tính

Thừa nhận bản thân mình từng có định kiến “rất nghiêm trọng” đối với người chuyển giới, Nguyễn Minh Trí, sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, chia sẻ: “Chỉ tiếp cận với một số người chuyển giới mà mình đã có cái nhìn không hay về họ, đặc biệt là chuyển giới nữ. Mình nghĩ họ xấu xí mà làm quá, làm lố và gây cảm giác khó chịu”. Cho đến một ngày, Trí tình cờ có dịp nói chuyện, tâm sự với một người chuyển giới nữ. Và Trí giật mình: “Ồ, hóa ra họ không như mình nghĩ. Mình còn thấy ngưỡng mộ, khâm phục với những gì họ đã phải vượt qua trong cuộc sống”.

Khi nhân viên phục vụ mang thức ăn đến, một số thực khách cười rúc rích, thầm thì với nhau: “Cô này mặc đồ con trai, có vẻ cứng cỏi và lạnh lùng như vậy, đích thị là đồng tính rồi!”.
“Hóa ra họ không như mình nghĩ”
Mới đây, người chị họ của tôi gọi điện hốt hoảng thông báo: “Dạo này pê đê xuất hiện trong chung cư của chị nhiều lắm. Nhìn cái cách họ đi uốn éo, đánh mông tanh tách là biết liền à. Chị sợ mấy đứa nhỏ nhà chị bắt chước thì chết”.
Thừa nhận bản thân mình từng có định kiến “rất nghiêm trọng” đối với người chuyển giới, Nguyễn Minh Trí, sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, chia sẻ: “Chỉ tiếp cận với một số người chuyển giới mà mình đã có cái nhìn không hay về họ, đặc biệt là chuyển giới nữ. Mình nghĩ họ xấu xí mà làm quá, làm lố và gây cảm giác khó chịu”. Cho đến một ngày, Trí tình cờ có dịp nói chuyện, tâm sự với một người chuyển giới nữ. Và Trí giật mình: “Ồ, hóa ra họ không như mình nghĩ. Mình còn thấy ngưỡng mộ, khâm phục với những gì họ đã phải vượt qua trong cuộc sống”.
dong-tinh-d_wucv
Theo tiến sĩ giáo dục học Thạch Ngọc Yến, khi nhìn những bạn nam dáng người mảnh khảnh, hơi nhẹ nhàng một chút thì có người cho đó là “pê đê”. Còn với những bạn nữ mạnh mẽ, nhanh nhẹn, thẳng thắn, hay chia sẻ và tham gia phân tích vấn đề thì cho là “kiểu đàn ông”. Bà Yến ưu tư: Có những cá nhân thường phán xét, bình luận vẻ bên ngoài của người khác một cách chủ quan. Từ đó, họ có thể chủ động xa lánh vì thành kiến rằng người kia thuộc về “thế giới thứ ba” (cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới – LGBT).
40 tuổi rồi mà chưa kết hôn, anh Nguyễn Tiến (kế toán, ngụ ở tỉnh Bình Thuận) thường xuyên bị bạn bè, người quen chọc ghẹo, nghi vấn: “Chắc có vấn đề gì về giới tính nên tới giờ vẫn chưa chịu lấy vợ!”. Tương tự, chị Thanh Phương (35 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM) khá muộn màng trong chuyện lập gia đình cũng hay bị soi mói. Thậm chí, khi có cô em nào trẻ đẹp đến cơ quan đón Phương đi ăn, một số người xì xào: “Người ta chỉ yêu nữ thôi, hèn chi…”. Những lời dị nghị ấy cuối cùng cũng đến tai chị Phương, khiến chị trở nên sống khép kín.
Ông Trần Khắc Tùng, Giám đốc Trung tâm ICS (Tổ chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại VN), cho biết một số người lớn tuổi – trong đó có bác sĩ, giáo viên – đưa ra những quan niệm lạc hậu, sai lệch khi gắn LGBT với những từ như: bệnh, có thể lây, rối loạn tâm lý, tâm thần, bóng lẹo cái, pê đê, ái nam ái nữ… Điều này càng khắc sâu vào suy nghĩ người lớn tuổi các định kiến không tốt về người LGBT”. Lớn truyền tới nhỏ, nhỏ truyền tới nhỏ hơn, rồi những lớp nhỏ lớn lên, tiếp tục truyền lại định kiến theo một vòng tương tự như vậy. Hình ảnh về người LGBT trên không ít phương tiện truyền thông cũng theo những cách rất cũ, giật tít gây cười, phản cảm và nhuốm màu câu khách. Nó khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ thảng thốt, ngay lập tức có một khuôn mẫu để liên hệ tới khi nghi ngờ hoặc nghe con cái mình công khai là người LGBT. Và những tác hại rất lớn nảy sinh từ đây”, ông Tùng trăn trở.
Không dám sống được là chính mình
Giữa hàng loạt định kiến bủa vây như trên, ông Tùng cảnh báo tình trạng không ít người LGBT cảm thấy hoang mang, che giấu thân phận mình. Họ không dám sống được là chính mình, có thể bị bạo hành từ trong nhà ra đến ngoài trường vì những thể hiện giới của mình. Họ bị kỳ thị, phân biệt khi đi làm. Họ buộc phải có những cuộc hôn nhân bình phong cho đúng với chuẩn mực xã hội, để rồi những gia đình, những đứa con không tình yêu ra đời. Đặc biệt, những người chuyển giới có thể bị rối loạn, trầm cảm. Bởi họ bị cha mẹ ép chữa bệnh, hoặc dùng những loại thuốc, tiêm các hormone không đúng quy cách để “nam ra nam, nữ ra nữ”.
Thảo Yến, quê ở H.Đơn Dương, Lâm Đồng, kể rằng trong nhóm bạn của cô có một người chuyển giới từ nam sang nữ. Yến và người bạn này thường trò chuyện thân thiết với nhau. Tuy nhiên, Yến cho biết nếu bạn ấy là người lạ, chắc cô sẽ thủ thế, xa cách một chút vì e ngại.
“Thật ra, ban đầu tôi không thích các bạn LGBT cho lắm. Nhưng khi có thời gian tìm hiểu về những người này, tôi dần dần tôn trọng sự đa dạng của họ”. Đó là lời bộc bạch thẳng thắn của Lư Thục Trân, sinh viên đang học tại Cần Thơ. Theo Trân, mỗi người hãy đặt mình vào trường hợp của người bị thành kiến để thấu hiểu cảm giác khi bị kỳ thị, phân biệt. Cô sinh viên này lên tiếng: “Tôi mong mọi người hãy tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân. Đừng vì vẻ bề ngoài mà vội nghĩ người khác thế này thế nọ”.
Từ trải nghiệm bản thân, Nguyễn Minh Trí đúc kết: Định kiến sẽ làm cho các mối quan hệ liên quan trở nên xấu đi. Đặc biệt, khi định kiến quá nhiều, quá lớn thì làm cho con người ta trở thành bảo thủ.
Làm sao để hạn chế, xóa bỏ định kiến? “Hãy tiếp cận đối tượng đó đi, hãy mở lòng đi thì định kiến sẽ biến mất. Vì không có gì là tuyệt đối cả. Trong quá khứ, có thể người ta chỉ toàn nghe thấy hình ảnh người đồng tính tiêm chích ma túy, mại dâm, nhiễm HIV… nên có những định kiến không hay. Nhưng bây giờ, người đồng tính đã chứng minh được họ là những công dân có ích cho xã hội và đã khẳng định được mình trong nhiều lĩnh vực. Cho nên, không cớ gì cứ mãi định kiến một cách cố chấp như vậy”, Minh Trí nhắn nhủ

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *