Từ văn hóa đến định kiến đang đi dần vào phân biệt vùng miền
Lẽ dĩ nhiên, mỗi địa phương đều có ít hay nhiều các yếu tố đặc trưng, phân biệt với địa phương khác. Đó có thể là giọng nói, phong tục, thói quen, quan niệm, cách ăn mặc hay một số tính cách được cho là phổ biến tại địa phương đó. Vậy nên logic mà nói, sự phân biệt vùng miền là hoàn toàn hợp lý, thậm chí là cần thiết trong một
Bất kỳ người nào có dịp tới các địa phương khác với quê hương mình, đặc biệt tới các đô thị lớn, đều có cơ hội trải nghiệm một hiện tượng rất phổ biến: Sự phân biệt vùng miền.
Giọng nói và biển số xe là những thứ cơ bản và chủ yếu để phân biệt người ở tỉnh này hay tỉnh kia. Sự phân biệt vùng miền thể hiện ở nhiều cấp độ. Thấp thì để đo sự khác biệt về văn hóa để xác định thái độ trò chuyện và cung cách giao tiếp. Ở cấp độ cao, sự phân biệt trở thành sự kỳ thị, thậm chí là sự mạt sát. Không khó để bắt gặp các bản tin tuyển dụng ghi rõ: “Không tuyển người tỉnh A, tỉnh B, tỉnh C”, những cái bĩu môi hằn học, sự nhại tiếng địa phương để trêu người ngoại tỉnh, hay những cuộc chửi bới công khai ngoài đường chỉ vì một cái biển số xe.
Phát biểu trên tờ Lao Động ngày 10-10, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng: “Dù giải thích với bất kỳ lý do gì, hành vi không tuyển dụng người lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là không thể chấp nhận được”.
Sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp này cũng rất rõ, khi Bộ luật Lao động nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trong các quan hệ lao động. Tuy vậy, đây không chỉ là một vấn đề pháp luật, mà còn là vấn đề văn hóa.
Lẽ dĩ nhiên, mỗi địa phương đều có ít hay nhiều các yếu tố đặc trưng, phân biệt với địa phương khác. Đó có thể là giọng nói, phong tục, thói quen, quan niệm, cách ăn mặc hay một số tính cách được cho là phổ biến tại địa phương đó. Vậy nên logic mà nói, sự phân biệt vùng miền là hoàn toàn hợp lý, thậm chí là cần thiết trong một
Nhìn bao quát hơn thì một số hội nhóm có yếu tố vùng miền cũng tỏ ra co cụm với nhau và không chấp nhận hòa nhập với các cộng đồng khác, ngay cả khi họ đang sống ở một nơi không phải quê hương họ. Như vậy, sự phân biệt vùng miền cần nhìn từ cả hai phía, chứ không phải chỉ từ người bản xứ.
Phân biệt vùng miền, nếu vượt ra ngoài mục đích hiểu nhau để tìm cách chung sống với nhau, sẽ trở thành một thứ phản văn hóa, phản con người. Bởi lẽ giá trị một con người được xác lập bởi những gì anh ta có, chứ không phải chỉ, và không chắc là bởi những gì mà quê hương, bản quán của anh ta có. Không có gì thiếu tôn trọng con người hơn việc chụp cho anh ta một cái mũ sau khi đã “vơ đũa cả nắm”.
Bên cạnh đó, thay vì cố khoét sâu vào những đặc trưng vùng miền và dựng nên những hàng rào ngăn cách có tính vùng miền, sẽ tốt hơn cả nếu mỗi người tìm cách hòa nhập với nhau. Người ta buộc phải tuân theo một số chuẩn mực văn hóa chung để có thể cùng nhau sống trong một không gian đa văn hóa, nếu không, xã hội sẽ chỉ là những túp lều đóng kín và tự đánh mất cơ hội phát triển của mình
Leave a Reply