Lại thêm những định kiến sai lầm xăm mình là người chẳng ra sao
Thợ xăm nổi tiếng khác là Lê Văn (26 tuổi, Hà Nội), người từng thực hiện nhiều hình xăm cho các ca sĩ, diễn viên cũng gặp tình cảnh tương tự. Lê Văn cho biết mãi ám ảnh chuyện có lần vào quán ăn, vì mặc áo ngắn tay để lộ những hình xăm, nên nhiều khách trong quán vội vàng tính tiền bỏ đi. “Là vì họ thấy mình xăm trên người nên sợ. Mà lẽ nào ai xăm cũng là người xấu sao?”, Lê Văn than thở.
Bị cho là kẻ cướp giật
Vũ Ngọc Tân (24 tuổi, Vĩnh Phúc) đang là ông chủ của 2 tiệm xăm nổi tiếng ở TP.HCM. Với dáng vẻ phong trần cùng những hình xăm kín mít cơ thể, mỗi khi ra đường, chàng trai này đã gặp không ít soi mói, kỳ thị từ người khác. Ngọc Tân kể lại bao nhiêu lần dừng xe ở ngã tư đèn đỏ, thì cũng là bấy nhiêu lần mọi người nhìn anh như… người ngoài hành tinh. Khi đó, ai nấy đều tỏ vẻ lo sợ, nơm nớp cảnh giác, phòng thủ như cho rằng anh là kẻ xấu, dân cướp giật.
Chẳng phải riêng Ngọc Tân, rất nhiều người đã từng và đang là nạn nhân của việc “trông mặt mà bắt hình dong”, đoán tính cách người khác chỉ qua vẻ bề ngoài.
Thợ xăm nổi tiếng khác là Lê Văn (26 tuổi, Hà Nội), người từng thực hiện nhiều hình xăm cho các ca sĩ, diễn viên cũng gặp tình cảnh tương tự. Lê Văn cho biết mãi ám ảnh chuyện có lần vào quán ăn, vì mặc áo ngắn tay để lộ những hình xăm, nên nhiều khách trong quán vội vàng tính tiền bỏ đi. “Là vì họ thấy mình xăm trên người nên sợ. Mà lẽ nào ai xăm cũng là người xấu sao?”, Lê Văn than thở.
Những câu chuyện buồn khi bị mọi người xa lánh, thấy là sợ như thế diễn ra liên tục khiến Lê Văn đã phải suy nghĩ tính việc xóa bỏ hình xăm. Nhưng rồi anh nghĩ “bản thân không làm việc gì trái đạo đức, không vi phạm pháp luật, chẳng phải người xấu thì cớ gì phải xóa bỏ đi những hình xăm”.
Một MC nổi tiếng, dẫn nhiều chương trình truyền hình dành cho giới trẻ nhớ lại những ngày đầu tiên đến với nghề bằng ánh mắt đượm buồn. “Lúc tham gia sơ tuyển, hầu hết các nhà sản xuất đều từ chối, mặc dù tôi có kỹ năng ứng xử tốt, hài hước, hoạt ngôn, cách nói chuyện lôi cuốn. Họ loại thẳng tay và nói không với tôi chỉ vì trên người tôi có nhiều hình xăm”, MC này kể.
Sở dĩ MC được bạn trẻ yêu thích vì sự thông minh và hài hước này đề nghị không viết rõ tên cũng chỉ vì sợ những định kiến bấy lâu nay của mọi người đối với những ai xăm trổ. “Tôi lo khi biết tôi có hình xăm, mọi người thay vì tập trung đến chuyên môn của tôi thì lại tiếp tục chỉ trích, nghĩ oan về con người tôi”, anh nói.
Hình xăm không làm nên con người
Trần Bảo Bảo, trưởng nhóm hài BB&BG nổi tiếng và được giới trẻ đặc biệt yêu thích cũng không ngoại lệ, từng gặp không ít phiền toái với những hình xăm trên người. Tuy nhiên, Bảo Bảo quan niệm rằng “chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu”, và hình xăm không làm nên một con người, nó chỉ là một kỷ niệm hoặc một dấu ấn gắn liền với bản thân người xăm thôi, chứ qua hình xăm không thể nào đánh giá được người đó tốt hay xấu.
Muôn kiểu định kiến – Kỳ 3: Xăm mình chắc là thứ chẳng ra gì ?!
Bảo Bảo cũng nhắn nhủ với những ai đã và đang bị ảnh hưởng bởi những định kiến sai lầm, rằng đừng để người khác áp đặt vào cuộc sống của mình. Mỗi người có quyền sống và quyết định cuộc sống của chính mình.
Thực tế cho thấy không ít người vì xăm mình đã bị oan. Như trường hợp của Vũ Ngọc Tân, trái ngược hoàn toàn với bề ngoài bụi bặm, cá tính của mình, chàng trai này được bạn bè nhận xét “hiền như cục bột”, hễ rảnh là dành thời gian cho gia đình, đặc biệt là yêu vợ và thương con hết mực.
Và cũng chẳng như phỏng đoán của nhiều người: “thằng này chắc hư hỏng, chơi bời lắm”, “chắc là cái thứ chẳng chịu làm ăn gì đâu”, “cái thứ này chắc chắn là dân trộm cướp”…, Ngọc Tân lo làm ăn, luôn chú tâm với công việc hằng ngày, có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
PSG-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục VN, cho rằng để đánh giá con người cần dựa vào con người đó thể hiện thế nào. Không chỉ là hình thức mà sâu sắc hơn là lời nói, hành động và sự cư xử cũng như việc làm của họ. Đặc biệt hơn, chính là hành động có văn hóa và đạo đức của họ song song với khả năng đích thực. Tất cả điều đó dựa trên một quá trình chứ không phải là việc của một giờ, một ngày.
“Vì thế, hãy bớt đi sự đánh giá nếu không cần thiết. Con người cần nhất biết người khác là ai với mình, mình là ai với họ và mối quan hệ này nên ở mức nào để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, bao dung nhằm hướng đến hạnh phúc cho cả nhiều phía. Bớt đi một chút đánh giá, một chút chủ quan, khắt khe, thì sự thoải mái sẽ về”, ông Sơn khuyên. X.P
Leave a Reply